Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu là sucroza với một ít fructoza và glucoza. Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.
2. Mật rỉ đường được sản xuất như thế nào?
Sau đây là quá trình sản xuất mật rỉ đường từ mía được ứng dụng nhiều hiện nay:
- Các vườn mía tới kì thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, phần thân mía giữ lại được làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước.
- Nước mía thu được sẽ đem đi đun sôi đến khi cô đặc, để tạo nên các tinh thể đường.
- Các tinh thể đường được tách ra làm thành phẩm là đường mía và phần mật mía còn lại tiếp tục được đem đi để cô đặc.
- Sau khoảng ba lần cô đặc, hầu hết không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường.
Theo thống kê, cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 - 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.
3. Những ứng dụng quan trọng của mật rỉ đường
Mật rỉ đường chiếm từ 3 - 5% trọng lượng mía đem ép, với các thành phần chính bao gồm: nước 20%, Sucroza 35%, Glucza 7%, Fructoza 9%, và một số chất khoáng khác như Fe, Al, Mg, P, K,…
Từ thế kỉ 19, ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho gia súc, người ta còn dùng rỉ mật đường làm một nguồn năng lượng để hút bụi, hạn chế các bệnh về phổi cho người và vật nuôi. Rỉ đường có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc bằng các cách khác nhau như trộn rỉ với các thức ăn khác hoặc pha loãng để cung cấp năng lượng trực tiếp hay dùng như là một chất chứa NPN, vitamin, chất khoáng và cả thuốc thú y,…
Cho đến nay, khi khoa học ngày càng phát triển thì mật rỉ đường lại được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có khả năng xử lý nước thải, nước nuôi tôm hiệu quả. Chỉ cần bón mật rỉ đường với liều lượng 30lít/ha sẽ giúp giảm được nồng độ pH trong nước ao nuôi tôm, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm. Ngoài ra, rỉ đường còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như:
- Sử dụng để lên men cho rượu, bia.
- Được dùng để làm chất phụ gia thức ăn trong chăn nuôi bò.
- Nuôi vi sinh trong xử lý rác thải.
- Làm nguyên liệu sản xuất cồn, bột ngọt, men thực phẩm.