VIMEXTECH

HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN- SÁT KHUẨN SỬ DỤNG TRONG Y TẾ (Cồn - Etanol)

Thứ Hai, 16/09/2024
NGÔ XUÂN TRƯỜNG

Hiện nay có nhiều loại chất khử khuẩn được sử dụng tại các cơ sở y tế như cồn, các loại hợp chất chlorine, fofmaldehyde, glutaraldehyde, hydrogen peroxide (oxy già), iodophors, peracetic acid, phenolic, hợp chất ammonium bậc 4, và những hợp chất được tạo ra do kết hợp giữa các chất khử khuẩn kể trên.

Các hóa chất khử khuẩn không thể sử dụng thay thế cho nhau. Người sử dụng hoá chất cần được cung cấp đầy đủ thông tin về những hoá chất đang sử dụng để lựa chọn chất khử khuẩn thích hợp và sử dụng chúng theo cách hiệu quả nhất.

Các bệnh về da có thể gặp ở NVYT khi tiếp xúc với một số chất khử khuẩn như: chlorine, fofmaldehyde, glutaraldehyde. Do vậy, NVYT khi sử dụng chất khử khuẩn cần mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ cần thiết (mũ, khẩu trang, găng tay); khu vực khử khuẩn, tiệt khuẩn cần được thông khí tốt.

Một số thuật ngữ đối với hoá chất khử khuẩn

Hoạt chất: là thành phần của hoá chất, diệt khuẩn mang hoạt tính sinh học có trong một hoá chất, chế phẩm.

Hoá chất: là chất có hàm lượng hoạt chất cao được dùng để gia công, chế biến thành chế phẩm hoặc sử dụng trực tiếp.

Chế phẩm: là sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ đã được chứng nhận, có tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký tại cơ quan có thẫm quyền và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng.

Chế biến: là quá trình hỗn hợp những chất khác nhằm tạo thành thành phẩm để sử dụng thuận lợi và hiệu quả.

Thành phẩm: là hoá chất diệt khuẩn đã được chế biến và đóng gói, có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng theo chỉ định trước khi sử dụng.

Đăng ký: là quá trình xem xét, đánh giá chất lượng và cho phép lưu hành bằng việc cấp số đăng ký.

Nhãn, mác, bao gói hoá chất khử khuẩn

Tất cả các hoá chất diệt khuẩn lưu chứa, sử dụng phải có nhãn bằng tiếng Việt Nam và phải được chấp thuận khi làm thủ tục đăng ký sản phẩm đó.

Nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ nhạt hoặc dễ rách nát trong quá trình lưu thông, lưu chứa và sử dụng.

Nhãn phải gắn chặt hoặc được in trên tất cả các bao bì hóa chất, chế phẩm từ đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

Không được dùng màu đỏ và màu trùng với màu chỉ nhóm độc của hoá chất, chế phẩm để làm nền nhãn.

Nội dung ghi tên nhãn hoá chất khử khuẩn

Tên thương mại của hoá chất, hàm lượng hoạt chất, dạng trình bày, thành phần, tính năng tác dụng và độc lực của hoá chất.

Hướng dẫn sử dụng.

Những biện pháp an toàn lưu thông trong và sau khi sử dụng. Cách bảo quản

Số đăng ký, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, đơn vị cung ứng, dung tích hoặc khối lượng tịnh.

Ngày sản xuất, đóng gói và thời hạn sử dụng

Một số nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn

 

Hoá chất khử khuẩn phải đảm bảo nguyên tắc sau:

Phổ kháng khuẩn rộng Tác dụng nhanh

Không bị ảnh hưởng bởi các chất như chất hữu cơ, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các hoá chất khác.

Không gây độc cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Không ảnh hưởng lên các dụng cụ y khoa bằng kim loại cũng như các vật dụng bằng vải, cao su, chất dẻo khác.

Phải có hiệu quả lâu dài trên các bề mặt được xử lý: để lại một lớp màng tráng chống vi khuẩn (Antimicrobial film) trên bề mặt dụng cụ sau khi xử lý.

Dễ sử dụng, mùi vị phải dễ chịu, hoặc không mùi. Rẻ tiền.

Phải hoà tan dễ dàng trong nước và ổn định khi pha loãng. Phải có tác dụng làm sạch.

Một số quy định sử dụng hoá chất khử khuẩn:

Sử dụng loại hoá chất khử khuẩn phù hợp với mục đích sử dụng, đúng chỉ định. Sử dụng hoá chất khử khuẩn theo định mức cụ thể từng chuyên khoa.

Sử dụng loại hoá chất khử khuẩn tuỳ mức độ khử khuẩn

Nhân tố hoá học trong các chất sát khuẩn

Sự có mặt của các hoá chất ở trong môi trường chứa vi khuẩn có ảnh hưởng hoặc kích thích phát sinh và phát triển hoặc ức chế sinh sản của vi khuẩn.

Các hoá chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn chia ra làm 2 loại: một loại có tác dụng giết chết (sát khuẩn = bactericide), một loại có khả năng ức chế sinh sản (chế khuẩn = bacteriostase).

Danh từ chất tẩy uế (desinfectant) dùng cho những hoá chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì chỉ có tác dụng sát khuẩn một phần. Chất tẩy uế áp dụng trên bề mặt các đồ dùng mà không dùng để thanh khuẩn các sinh vật vì có khả năng gây tổn thương cho cơ thể.

Chất khử khuẩn (antiseptique) ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, chất này chỉ có tác dụng sát khuẩn một phần nhưng có tác dụng chế khuẩn rất mạnh.

Thực ra giữa chất tẩy uế và chất khử khuẩn chỉ khác nhau về phương diện nồng độ trong khi sử dụng. Như phenol, chloramin và các hoá chất khác, khi ở nồng độ cao 2-5% thì dùng như chất tẩy uế, còn khi ở nồng độ thấp hơn 100 đến 1000 lần thì dùng làm chất khử khuẩn.

Để so sánh tác dụng sát khuẩn của các hoá chất người ta dùng chỉ số phenol nghĩa là tỷ lệ giữa nồng độ tối thiểu của chất tẩy uế có một tác dụng sát khuẩn ngang với nồng độ tối thiểu của phenol có tác dụng tương đương đối với một chủng vi khuẩn nhất định. Tỷ lệ này gọi là chỉ số phenol, làm đơn vị để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hoá chất.

Các yếu tố có ảnh hưởng đến tác dụng của các chất sát khuẩn

Nồng độ của hoá chất: Khi thay đổi nồng độ của hoá chất thì tác dụng tẩy uế cũng thay đổi, nồng độ càng cao thì tác dụng càng mạnh.

Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc có liên quan mật thiết với nồng độ của hoá chất. Ở một nồng độ nhất định, thời gian tiếp xúc càng lâu thì tác dụng càng nhiều, với nồng độ khác nhau thời gian tiếp xúc càng ngắn hơn với nồng độ cao. Thí dụ về hiệu lực của việc clo hoá nước với thời gian tiếp xúc và nồng độ clo khác nhau (theo Paunescu 1995).

 

  1. Cồn
    1. Ðặc điểm chung

Trong lĩnh vực y tế, hai loại cồn thường được sử dụng là cồn ethyl và cồn isopropyl. Hiệu quả khử khuẩn của 2 loại cồn thường không được đánh giá cao. Hoạt tính diệt khuẩn của cồn mạnh hơn hoạt tính kìm khuẩn. Cồn có khả năng diệt một số vi khuẩn, virut nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn. Hoạt tính diệt khuẩn của cồn giảm mạnh khi pha loãng ở nồng độ dưới 50%. Cồn nồng độ từ 60 đến 90% có hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.

    1. Cơ chế tác dụng

Cồn phá huỷ các enzym khử hydro của vi khuẩn dẫn đến xuất hiện thêm một số acid amin mới. Sự xuất hiện các acid amin này làm đảo lộn cấu trúc phân tử protein của vi khuẩn.

Cồn ức chế quá trình sản sinh các chất chuyển hoá cần thiết cho quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, do vậy, ngoài tác dụng diệt khuẩn cồn còn có tác dụng kìm khuẩn.

    1. Hướng dẩn sủ dụng

Các loại cồn không được khuyến cáo sử dụng với mục đích tiệt khuẩn vì không có hoạt tính diệt bào tử và kém khả năng xâm nhập vào những vật dụng giàu protein.

Cồn thường được sử dụng để khử khuẩn nhiệt kế miệng hoặc nhiệt kế hậu môn và và khử khuẩn dụng cụ nội soi võng mạc. Khăn tẩm cồn được sử dụng để khử khuẩn những bề mặt nhỏ như: nắp cao su của những lọ thuốc chia nhiều liều hoặc các chai đựng vắc xin; bóng ambu, mô hình bằng thạch cao, dụng cụ siêu âm hoặc các dụng cụ sử dụng để pha chế thuốc.

Sử dụng các hóa chất khử khuẩn tiệt khuẩn trong y tế cần căn cứ vào tính năng, phổ diệt khuẩn của các nhóm hóa chất để lựa chọn thích hợp.

Mỗi loại vật liệu cũng có những yêu cầu khử khuẩn và tiệt khuẩn khác nhau, có thể bị phá hõng do tác dụng của hóa chất, ví dụ: chlo trong các chất sát khuẩn có khả năng ăn mòn rất mạnh ở nồng độ cao nên hạnchế sử dụng khử khuẩn các dụng cụ kim loại dễ bị hõng...

Nhiều loại hóa chất có khả năng thấm giữ lâu trong vật liệu khử khuẩn cần thận trọng khi làm sạch tránh gây độc hại cho người bệnh khi sử dụng.

Theo khuyến cáo của CDC, các thiết bị lọc thận được khử khuẩn bằng dung dịch formaldehyde 4% trong thời gian tối thiểu là 1 giờ. Để hạn chế những tác hại của hoá chất đối với bệnh nhân chạy thận, các thiết bị này phải được rửa kỹ sau khi ngâm trong dung dịch.

 

Tiếng Việt Tiếng Anh
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
Hotline 0913208796